GIỚI THIỆU
-
Khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Đông Á là một trong những Khoa chủ lực của trường, có đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng có trình độ cao; đặc biệt có tay nghề cao và tâm huyết với nghề nghiệp.
-
Khoa có đội ngũ cố vấn khoa học là các chuyên gia có trình độ cao: Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ đến từ các trường đại học lớn trong nước và quốc tế.
-
Chương trình đào tạo xây dựng theo hướng thực hành với sự tham gia xây dựng của các chuyên gia hàng đầu đến từ các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Đặc biệt, chương trình đào tạo xây dựng tham chiếu theo khung Chương trình đào tạo công nghệ thông tin của tổ chức ACM (Association for Computing Machinery) và IEEE Computer Society.
-
Chương trình đào tạo được thiết kế có 3 học kỳ thực tập nghề nghiệp tại doanh nghiệp nhằm giúp sinh viên tiếp cận thế giới việc làm. Từ đó điều chỉnh phương pháp học, nghiên cứu phù hợp đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
-
Khoa đã và đang hợp tác với các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước để sinh viên thực tập và làm việc như: FPT Software, Digital ship, Fram gia, công ty S2 Nhật bản, công ty IFV (IF Việt Nam), Công ty Code comlete – Nhật bản.
-
Đặc biệt, Khoa kết nối chặt chẽ giữa Nhà trường – sinh viên – phụ huynh nhằm mang lại sự hài lòng và yên tâm cho sinh viên và gia đình.
NHIỆM VỤ
1. Đào tạo và giảng dạy
-
Triển khai thực hiện kế hoạch giảng dạy các chuyên ngành Công nghệ thông tin;
-
Lập kế hoạch xây dựng và phát triển chiến lược của Khoa;
-
Xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo các chuyên ngành Công nghệ thông tin;
-
Cụ thể hóa mục tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo của Nhà trường;
-
Quản lý chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo và nghiên cứu khoa học của khoa;
-
Quản lý, lưu trữ kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên;
-
Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập – hiện đang áp dụng phương pháp dạy và học tích cực; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy – học, thực hành;
-
Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình môn học do Hiệu trưởng giao;
-
Triển khai nhiều hoạt động ngoại khóa nhằm giúp sinh viên hiểu biết thêm thực tế và nắm được các kỹ năng cần thiết sau khi ra trường, như: thực tế sản xuất tại các doanh nghiệp, sinh hoạt câu lạc bộ, hoạt động tình nguyện hè, …
2. Nghiên cứu khoa học
-
Thông báo và triển khai nhiệm vụ khoa học công nghệ của Bộ và các cơ quan nhà nước khác;
-
Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học của Khoa;
-
Triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp theo quy định của trường.
3. Quản lý nguồn nhân lực
-
Quản lý giảng viên, cán bộ và sinh viên thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng;
-
Xây dựng kế hoạch nhân sự của Khoa, tham gia vào công tác tuyển dụng, đảm bảo nhân sự được tuyển dụng phù hợp với yêu cầu của Khoa;
-
Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển đội ngũ giảng viên kế cận;
-
Phối hợp đánh giá công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học của giảng viên nhằm đảm bảo chất lượng đội ngũ giảng dạy;
-
Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ giảng viên, cán bộ và sinh viên; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và cán bộ của Khoa;
-
Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị của Khoa;
-
Quan hệ với các đơn vị và cá nhân ngoài Trường theo đúng quy định hiện hành của pháp luật nhằm phục vụ thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Khoa.
CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO
CÔNG NGHỆ THÔNG TINMÃ NGÀNH: 7480201
KỸ THUẬT MÁY TÍNHMÃ NGÀNH: 7480106
KHOA HỌC DỮ LIỆU & TRÍ TUỆ NHÂN TẠOMÃ NGÀNH: 7480112