Giới thiệu về ngành Công nghệ thông tin

Việt Nam hiện cũng đang sở hữu các nền tảng số hoạt động đa dạng trong các lĩnh vực tương tự như trên thế giới, ngoại trừ nền tảng hệ điều hành và năng lượng và công nghiệp nặng. Tuy nhiên, chúng ta cũng chứng kiến không ít những thành công và thất bại của các nền tảng số. Một số nền tảng có tốc độ phát triển nhanh và mạnh như Momo - dịch vụ ví điện tử tiếp cận hơn 10 triệu người dùng (năm 2018) và thành công gọi vốn với trị giá hơn 100 triệu USD từ Warburg Pincus, đồng thời lọt top 100 công ty công nghệ tài chính lớn nhất toàn cầu. Zalo - ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí tương tự như Messenger của Facebook đã chứng kiến doanh thu tăng trưởng ở mức 20% năm 2019 và lợi nhuận trước thuế tăng 1,5 lần, lên mức 641 tỷ đồng. Tuy nhiên, cũng không ít những tên tuổi xuất hiện đình đám nhưng nhanh chóng biến mất trên thị trường như Lotus, Gapo - mạng xã hội được kỳ vọng sẽ thay thế Facebook. 

Những nhân tố quyết định đến thành - bại của các nền tảng số nêu trên ít nhiều giải thích được câu chuyện. Với những nền tảng Việt Nam xây dựng dựa trên định dạng của thế giới, nếu không có tính sáng tạo đặc biệt hoặc tính địa phương cao, ắt hẳn sẽ không thể tham gia vào thị trường mà những “tay chơi ngoại quốc” đã chiếm vị trí độc tôn. Đơn giản nếu Facebook, Twitter đã được phát triển thân thiện với người dùng Việt, cùng với sở hữu lượng thông tin khổng lồ từ hàng tỷ người dùng qua nhiều năm thì tất nhiên các nền tảng Việt tương tự sẽ trở nên kém cạnh tranh hơn. Trong khi đó, Momo chiếm ưu thế hơn so với các nền tảng nước ngoài (như Paypal chẳng hạn) vì hệ thống ngôn ngữ, giao diện gần gũi với người Việt, khả năng kết nối với nhiều ngân hàng nội địa thông qua hệ thống thẻ tín dụng mà phần đông người Việt sở hữu. Tương tự như vậy, so với Messenger của Facebook, Line, Kakao Talk thì Zalo chiếm được ưu thế nhờ thân thiện với người Việt từ ngôn ngữ, giao diện, phương thức cài đặt...

Năm 2020 với hơn 50.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ICT, 2.1 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực khoa học công nghệ, 3.5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu phần mềm đạt 13,8% tốc độ tăng trưởng công nghiệp phần mềm và cần khoảng 400.000 nhân lực IT.

Nguồn: Khoa CNTT - Đại học Đông Á

Từ khóa