“CƠ HỘI MỚI CHO SINH VIÊN CNTT – ĐẠI HỌC ĐÔNG Á VỀ LĨNH VỰC TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU, VÀ IIoT”

TS. Đỗ Sính

Như tin đã đăng từ ngày 19/12/2019 tại Đại học Đông Á (33 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Hải Châu, TP.Đà Nẵng) đã đăng cai tổ chức hội nghị quốc tế về “ Trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu”. Tham dự hội nghị có nhiều học giả đến từ Bỉ và Việt Nam đã có các báo cáo chuyên sâu về các nghiên cứu trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, học máy, xử lý dữ liệu lớn (big data) trong công nghiệp, trong sản xuất kinh doanh. Ngoài ra các nghiên cứu cũng đã tập trung vào lĩnh vực Internet of Things (IoT) và 5G – đây là các vấn đề không thể thiếu để tiến đến phát triển các dịch vụ tương lai và là làm nền tảng cho ngành công nghiệp 4.0 như: Smart building, Logistics, tracking and fleet managements, smart agriculture, smart metering, remote health care, traffic safety and control, smart grid automation, industrial application and control.  

Hội nghị tập trung vào các vấn đề trước mắt và tương lai. Cụ thể như: Làm thế nào để phát hiện các mẫu bị lỗi trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các các thuật toán trí tuệ nhân tạo và khai phá dữ liệu của giáo sư GS. Cedric Heuchenne và tiến sỹ Nguyễn Hữu Du (Đại học Liege, Bỉ), xu hướng nghiên cứu mới của mạng 5G (beyond) để đáp ứng yêu cầu xử lý và truyền tải dữ liệu có tốc độ cao với độ trễ nhỏ phục vụ cho các dịch vụ IoT và Mobile trong tương lai của tiến sỹ Đỗ Sính (Đại học Đông Á). Đặc biệt, khách mời và sinh viên rất hứng thú với các bài tham luận tại hội nghị về xu hướng việc làm cũng như định hướng về phát triển công nghệ dựa trên dự báo của Gartner (source 8/2018) của tiến sỹ Nguyễn Sơn – Giám đốc chi nhánh Orient Đà Nẵng, và tiến sỹ Nguyễn Thanh Vương- Tổng giám đốc tập đoàn Paracel Technology Solutions.

Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung liên quan đến hội nghị và định hướng của lãnh đạo Trường Đại học Đông Á, tiến sỹ Đỗ Sính- Trưởng Khoa Công nghệ thông tin chia sẻ:

Thứ nhất: Hiện nay, trước mắt chúng tôi đang nổ lực cải tiến các chương trình đào tạo hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của phía Nhật bản mà lãnh đạo Trường Đại học Đông Á đã ký kết, bao gồm: Cung cấp 50 sinh viên sang thực tập và làm việc tại Công ty Hitachi ở Tokyo mỗi năm, tập đoàn Synapse đề nghị cung cấp 20 sinh viên CNTT trên năm từ 2020-2023. Các công ty cam kết những năm sau sẽ tăng dần về số lượng tiếp nhận. Cùng với trình độ Nhật ngữ sẽ được cải thiện từ N3 lên N2, sau một năm thực tập, sinh viên chính thức được tiếp nhận làm việc tại Tokyo. Lộ trình năm 2020 sẽ tiếp nhận 4 sinh viên đầu tiên vào tháng 4, sau đó 16 sinh viên còn lại sẽ tiếp tục tham gia ở các đợt tiếp theo trong năm 2020. Các công ty Global Design, Framgia và một số đối tác Nhật Bản khác tại Đà Nẵng đã và đang tiếp nhận sinh viên CNTT ĐH Đông Á internship và làm việc mỗi năm.  

Thứ hai: Để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng rất lớn về nguồn nhân lực trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu và Công nghiệp kết nối vạn vật (IIoT- Industrial Internet of Things) của các doanh nghiệp trong nước và nhu cầu tuyển dụng của các đối tác Nhật Bản, lãnh đạo Nhà trường xác định đây là các ngành mũi nhọn cần đột phá trong đào tạo thời gian đến. Khoa Công nghệ thông tin – Đại học Đông Á tiếp tục mở rộng hợp tác với các trường Đại học Pháp, Bỉ và nhóm nghiên cứu Đại học Đông Á tại Pháp-Bỉ, cùng với một số đối tác Nhật Bản để xây dựng mới các chương trình đào tạo tiên tiến, chất lượng về Trí tuệ nhân tạo, Khoa học xử lý dữ liệu, và công nghiệp kết nối vạn vật (IIoT). Dự kiến, sinh viên theo học các chương trình này sẽ được tham gia vào một trong số các dự án khởi nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tham gia thực tập có lương và được ưu tiên hỗ trợ tuyển dụng việc làm của các đối tác Nhật Bản và một số doanh nghiệp trong nước mà nhà trường đã ký kết.

Thứ 3: Về phía trường Đại học Đông Á, trước mắt cần xúc tiến các dự án khởi nghiệp trong sinh viên, kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ đầu tư cho các dự án từ sinh viên được đánh giá có chất lượng và khả thi, xây dựng chính sách hỗ trợ kịp thời cho các nhóm sinh viên có đề án tốt, trước hết ưu tiên cho 3 nhóm dự án về smart-manufacturing, smart-healthccare và motion safety detect, và smart-agriculture. Tiến đến năm 2022, Đại học Đông Á phấn đấu xây dựng và phát triển thành công mô hình trưng bày và hỗ trợ sáng tạo, đầu tư và kêu gọi các đối tác hỗ trợ trang thiết bị cần thiết để sinh viên có môi trường học tập, nghiên cứu, và sáng tạo các sản phẩm có tính chất thực tiễn.

TS. Đỗ Sính - Khoa CNTT