NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 2024 – MÃ NGÀNH: 7480201
GIỚI THIỆU NGÀNH
Công nghệ thông tin là gì?
Công nghệ thông tin là một lĩnh vực rộng lớn bao gồm việc sử dụng các hệ thống máy tính, phần mềm và mạng để thu thập, lưu trữ, xử lý và truyền tải thông tin. Hiện nay, ngành công nghệ thông tin là một trong những ngành đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của xã hội, xuất hiện hầu hết các khía cạnh của cuộc sống hiện nay từ kinh doanh, giáo dục, y tế cho đến giải trí…
Trong khi Công nghệ thông tin là một lĩnh vực rộng lớn, chuyên ngành Công nghệ phần mềm là một nhánh chuyên sâu, tập trung vào việc phát triển và duy trì các phần mềm chất lượng cao. Đối với chuyên ngành Công nghệ phần mềm sẽ trang bị những kiến thức chuyên sâu như phân tích, thiết kế, phát triển, kiểm thử và triển khai được các hệ thống phần mềm và phát triển được các phần mềm và ứng dụng có tích hợp công nghệ mới (IoT, Blockchain, AI)… Đây cũng là một trong những chuyên ngành học được ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn Chuyển đổi số hiện nay.
Các xu hướng CNTT nổi bật hiện nay:
- Trí tuệ nhân tạo (AI): là lĩnh vực nghiên cứu và phát triển các hệ thống máy tính có khả năng thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi trí tuệ con người, chẳng hạn như nhận diện giọng nói, học tập, lập luận và giải quyết vấn đề. AI đang được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như y tế, tài chính, và dịch vụ khách hàng, giúp tự động hóa quy trình và đưa ra các dự đoán chính xác hơn, các hệ thống AI tiên tiến có khả năng học hỏi và tự cải thiện, cung cấp các giải pháp thông minh hơn và hiệu quả hơn.
- Internet of Things (IoT): là mạng lưới các thiết bị vật lý được kết nối với internet, có khả năng thu thập và trao đổi dữ liệu với nhau. Các thiết bị này bao gồm từ đồ gia dụng thông minh như tủ lạnh và đèn, đến các thiết bị công nghiệp như cảm biến và máy móc. IoT cho phép tự động hóa và tối ưu hóa quy trình trong nhiều lĩnh vực như nhà thông minh, thành phố thông minh và quản lý chuỗi cung ứng.
- Blockchain và tiền mã hóa: là một công nghệ lưu trữ và truyền tải dữ liệu phi tập trung, sử dụng các khối thông tin liên kết với nhau theo thời gian. Mỗi khối chứa một bản ghi dữ liệu và được bảo mật bằng các phương thức mã hóa. Blockchain không chỉ giới hạn trong lĩnh vực tiền mã hóa mà còn được áp dụng trong các lĩnh vực khác như chuỗi cung ứng, y tế, và quản lý tài sản. Công nghệ này mang lại tính minh bạch và bảo mật cao.
- Điện toán đám mây (Cloud computing): là mô hình cung cấp tài nguyên tính toán qua internet, bao gồm máy chủ, lưu trữ, cơ sở dữ liệu, mạng và phần mềm. Thay vì phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tốn kém, các doanh nghiệp có thể thuê dịch vụ từ các nhà cung cấp đám mây như Amazon Web Services (AWS), Microsoft Azure và Google Cloud. Điện toán đám mây giúp tiết kiệm chi phí, linh hoạt hơn trong việc mở rộng và tăng cường khả năng phục hồi.
Các chuyên môn trong ngành:
- Công nghệ phần mềm:
+ Phân tích và thiết kế phần mềm;
+ Phát triển và kiểm thử phần mềm;
+ Triển khai, vận hành và bảo dưỡng phần mềm.
- Phát triển phần mềm tích hợp công nghệ mới:
+ Phần mềm tích hợp Trí tuệ nhân tạo (AI);
+ Phần mềm tích hợp Internet vạn vật (IoT);
+ Phần mềm tích hợp Chuỗi khối (Blockchain).
- Triển khai và quản trị hệ thống:
+ Điện toán đám mây (Cloud Computing);
Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể phụ trách được các vị trí công việc sau:
- Kỹ sư phân tích và thiết kế hệ thống công nghệ thông tin;
- Kỹ sư phát triển sản phẩm công nghệ thông tin;
- Chuyên viên quản trị mạng (Network Administrator);
- Chuyên viên kiểm thử phần mềm ở các tổ chức, DN CNTT trong nước và các DN CNTT có vốn đầu tư nước ngoài;
- Chuyên viên quản trị dự án công nghệ phần mềm ở các tổ chức, DN CNTT trong nước và các DN CNTT có vốn đầu tư nước ngoài;
Đối với sinh viên chọn Học máy và ứng dụng sẽ làm việc tại vị trí:
- Kỹ sư phát triển sản phẩm học máy;
Đối với sinh viên chọn Blockchain sẽ làm việc tại vị trí:
- Kỹ sư phát triển sản phẩm Chuỗi khối (Blockchain);
Đối với sinh viên chọn Internet of Thing sẽ làm việc tại vị trí:
- Kỹ sư phát triển sản phẩm Internet of Thing ;
Đối với sinh viên chọn Điện toán đám mây sẽ làm việc tại vị trí:
- Kỹ sư Điện toán đám mây.
LÝ DO BẠN NÊN HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI ĐẠI HỌC ĐÔNG Á
-
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIÊN TIẾNChương trình được xây dựng dựa trên hợp tác của trường Đại học Đông Á với các trường Đại học tại Nhật Bản và các doanh nghiệp CNTT trong và ngoài nước (Đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản). Theo định hướng ứng dụng và nghề nghiệp đảm bảo hội nhập tốt với khu vực thị trường lao động Nhật và các thị trường tiếng Anh.
-
ỨNG DỤNG VÀ THỰC HÀNH THỰC NGHIỆPCác module nghề nghiệp được xây dựng dựa trên các yêu cầu giải quyết công việc tại DN. Mỗi module SV thực hiện đánh giá thông qua một dự án thực tế. SV học và làm thông qua 2 kì làm việc tại DN. Đa số các module nghề nghiệp ngành CNTT đều được hợp tác với các kỹ sư bậc cao, các chuyên gia từ các doanh nghiệp CNTT đảm nhận việc giảng dạy và thực hành trên các dự án cụ thể.
-
CƠ HỘI TUYỂN DỤNGSV có cơ hội được tuyển dụng vào các doanh nghiệp CNTT mà nhà trường đã có sự hợp tác tốt: Các doanh nghiệp Nhật Bản, các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam và các doanh nghiệp CNTT tại Việt Nam và tại Đà Nẵng như: Fsoft, Axon Active, Sun*, Orient, Sekisho Việt Nam, Global Design IT, NexLe….
-
CƠ HỘI HỌC NÂNG CAO TẠI CÁC NƯỚC TIÊN TIẾNChương trình cập nhập thường xuyên theo các chương trình tham khảo của các nước tiên tiến và thông qua các ký kết hợp tác về xây dựng chương trình đào tạo, đào tạo theo hình thức liên kết 1+3, 2+2 của Đại học Đông Á với các trường trên thế giới.
-
CƠ HỘI VIỆC LÀMSV đạt chuẩn năng lực đầu ra về chuyên môn nghề nghiệp và đạt chuẩn về tiếng Anh có cơ hội cao làm việc tại các DN, dự án theo các thị trường tiếng Anh. SV đạt năng lực N3, N4 tiếng Nhật có cơ hội cao được làm việc tại các DN Nhật tại Nhật hoặc tại Việt Nam. Ngoài ra, SV có thể được tuyển dụng làm việc tại các DN Việt Nam thông qua trung tâm giới thiệu việc làm của Nhà trường tại TP HCM hay tại ĐN-Miền Trung.