NGÀNH KỸ THUẬT MÁY TÍNH – Mã ngành: 7480106

GIỚI THIỆU NGÀNH

Kỹ thuật máy tính là ngành học kết hợp giữa ngành Điện tử và ngành Công nghệ phần mềm để xây dựng các hệ thống nhúng, hệ thống IoT ứng dụng cho các lĩnh vực: Nhà thông minh (Smart Home), Thành phố thông minh (Smart City), Nông nghiệp thông minh (Smart Agriculture)… được xác định là một trong những ngành ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn Chuyển đổi số và Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.

Các chuyên môn trong ngành:

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật máy tính - Đại học Đông Á được thiết kế định hướng ứng dụng với ba chuyên môn chính:

- Mạch điện tử ứng dụng và hệ thống nhúng 

- Hệ thống IoT (Internet of Things)

- Công nghệ phần mềm (Lập trình ứng dụng Web và Mobile App để điều khiển hệ thống nhúng & IoT) 

Cơ hội nghề nghiệp

Sinh viên có khả năng trở thành các chuyên gia về:

- Thiết kế và phát triển hệ thống nhúng 

- Triển khai và vận hành hệ thống IoT (Smart City, Smart Home, Smart Agriculture,...) 

- Phát triển các ứng dụng IoT trên nền tảng Web và Mobile App 

- Phát triển các sản phẩm phần mềm tích hợp IoT và trí tuệ nhân tạo 

 

   

1. Lý do bạn nên học Kỹ thuật máy tính tại Đại học Đông Á:

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIÊN TIẾNChương trình được xây dựng dựa trên hợp tác của trường Đại học Đông Á với các trường Đại học tại Nhật Bản và các doanh nghiệp trong và ngoài nước (Đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản). Theo định hướng ứng dụng và nghề nghiệp đảm bảo hội nhập tốt với khu vực thị trường lao động Nhật và các thị trường tiếng Anh.
ỨNG DỤNG VÀ THỰC HÀNH THỰC NGHIỆPCác module nghề nghiệp được xây dựng dựa trên các yêu cầu giải quyết công việc tại DN. Mỗi module SV thực hiện đánh giá thông qua một dự án thực tế. SV học và làm thông qua 2 kì làm việc tại DN. Đa số các module nghề nghiệp ngành KTMT đều được hợp tác với các kỹ sư bậc cao, các chuyên gia từ các doanh nghiệp KTMT đảm nhận việc giảng dạy và thực hành trên các dự án cụ thể.
CƠ HỘI TUYỂN DỤNGSV có cơ hội được tuyển dụng vào các doanh nghiệp mà nhà trường đã có sự hợp tác tốt: Các doanh nghiệp Nhật Bản, các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam và các doanh nghiệp CNTT tại Việt Nam và tại Đà Nẵng như: Fsoft, Axon Active, Sun*, Orient, Sekisho Việt Nam, Global Design IT, NexLe….
CƠ HỘI HỌC NÂNG CAO TẠI CÁC NƯỚC TIÊN TIẾNChương trình cập nhập thường xuyên theo các chương trình tham khảo của các nước tiên tiến và thông qua các ký kết hợp tác về xây dựng chương trình đào tạo, đào tạo theo hình thức liên kết 1+3, 2+2 của Đại học Đông Á với các trường trên thế giới.
CƠ HỘI VIỆC LÀMSV đạt chuẩn năng lực đầu ra về chuyên môn nghề nghiệp và đạt chuẩn về tiếng Anh có cơ hội cao làm việc tại các DN, dự án theo các thị trường tiếng Anh. SV đạt năng lực N3, N4 tiếng Nhật có cơ hội cao được làm việc tại các DN Nhật tại Nhật hoặc tại Việt Nam. Ngoài ra, SV có thể được tuyển dụng làm việc tại các DN Việt Nam thông qua trung tâm giới thiệu việc làm của Nhà trường tại TP HCM hay tại ĐN-Miền Trung.

2. Tổng quan:

Ngành Kỹ thuật máy tính - Đại học Đông Á là một ngành hấp dẫn người học bởi sự kết hợp hoàn hảo giữa ngành Điện tử ứng dụng và Công nghệ phần mềm. Đây là ngành có sự tích hợp các công nghệ nỗi bật nhiều nhất như: Thiết kế hệ thống nhúng để điều khiển các thiết bị thông minh; xây dựng hệ thống IoT gateway và IoT platform để kết nối hệ thống nhúng với hạ tầng điện toán đám mây; xây dựng các ứng dụng trên nền tảng web và di động để điều khiển được cả hệ thống nhúng và IoT trong các lĩnh vực: Nhà thông minh (Smart Home), Thành phố thông minh (Smart City), Nông nghiệp thông minh (Smart Argriculture),...

3. Mục tiêu đào tạo:

3.1 Mục tiêu của chương trình đào tạo

- Thể hiện được ý thức tuân thủ văn hóa tổ chức và đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm phục vụ cộng đồng.

- Thể hiện được khả năng tự chủ và chịu trách nhiệm trong các hoạt động chuyên môn.

- Có năng lực nghề nghiệp chuyên nghiệp trong lĩnh vực phát triển hệ thống nhúng và hệthống IoT (Internet of Things).

- Trở thành giám đốc kỹ thuật (CTO – Chief Technology Officer) trong các doanh nghiệp sản xuất phần cứng và phần mềm nhúng trong và ngoài nước.

3.2 Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

- Sinh viên ngành Kỹ thuật máy tính khi tốt nghiệp có các năng lực sau:

STT

Nhóm

Mô tả PLOs

1.  

Văn hóa trách nhiệm và đạo hiếu

PLO1: Thể hiện văn hóa ứng xử, văn hóa trách nhiệm, văn hóa đạo hiếu; có năng lực tự học, tự chủ, tự chịu trách nhiệm

PI 1.1. Thực hiện Văn hóa ứng xử của Trường ĐH Đông Á
PI 1.2. Thực hiện Văn hóa trách nhiệm của Trường ĐH Đông Á
PI 1.3. Thực hiện Văn hóa đạo hiếu của Trường ĐH Đông Á
PI 1.4. Có khả năng tự học, tự chủ, tự chịu trách nhiệm

2.  

Năng lực giao tiếp, truyền thông thích ứng công nghệ & ngoại ngữ

PLO 2. Thực hiện giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả; có khả năng ứng dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ.

PI 2.1. Có khả năng thuyết trình hiệu quả và giao tiếp thân thiện
PI 2.2. Viết và trình bày được các văn bản như email, báo cáo, các văn bản hành chính thông dụng.
PI 2.3. Có khả năng thiết lập ý tưởng truyền thông dưới các hình thức (viết bài, chụp ảnh, làm video, banner, poster, tổ chức sự kiện để truyền thông).
PI 2.4. Có khả năng thực hiện truyền thông trên các công cụ digital marketing và mạng xã hội
PI 2.5. Có khả năng làm việc nhóm hiệu quả
PI 2.6. Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin
PI 2.7. Sử dụng được ngoại ngữ trong giao tiếp và công việc chuyên môn           

3.  

Giải quyết vấn đề

PLO 3. Có khả năng giải quyết được vấn đề
PI 3.1. Có khả năng phát hiện vấn đề (đặt vấn đề)
PI 3.2. Thiết kế được ý tưởng giải quyết vấn đề
PI 3.3. Triển khai thực hiện ý tưởng để giải quyết được vấn đề
PI 3.4. Trình bày được các phương pháp nghiên cứu khoa học
PI 3.5. Viết được bài báo khoa học

4.  

Khởi nghiệp

PLO 4. Tạo ra được sản phẩm hoặc dịch vụ để chuẩn bị khởi nghiệp
PI 4.1. Nghiên cứu thị trường, phát hiện nhu cầu của sản phẩm, dịch vụ có khả năng khởi nghiệp; đặt được tên sản phẩm, dịch vụ được tạo ra (theo kỹ thuật đặt vấn đề)
PI 4.2. Giải thích được các nguyên tắc lập hồ sơ đấu thầu.
PI 4.3. Vận dụng kiến thức và kỹ thuật quản lý dự án để lập được dự án khởi nghiệp
PI 4.4. Tạo ra được sản phẩm hoặc dịch vụ để chuẩn bị khởi nghiệp

5

Chính trị

PLO 5. Vận dụng các kiến thức cơ bản về KHXH, LLCT và PL trong thực tiễn.
PI 5.1. Vận dụng được các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, và lý luận chính trị trong thực tiễn
PI 5.2. Vận dụng được kiến thức cơ bản về pháp luật để giải quyết các vấn đề pháp lý trong thực tiễn

6

Kiến thức chung về ngành KTMT

PLO6: Vận dụng được kiến thức toán học và kỹ thuật lập trình để giải quyết các bài toán thực tế
PI6.1: Vận dụng được kiến thức toán học để giải quyết các bài toán về CNTT như: thiết kế thuật toán, tính được độ phức tạp thuật toán, tìm đường đi ngắn nhất và luồng cực đại.
PI6.2: Vận dụng kỹ thuật lập trình theo hướng chức năng và hướng đối tượng để giải quyết các bài toán thực tế.

7

Phát triển hệ thống nhúng

PLO 7: Phát triển được hệ thống nhúng.
PI 7.1. Thiết kế được hệ thống nhúng.
PI 7.2. Phát triển được hệ thống nhúng.

8

Triển khai hệ thống IoT Platform và ứng dụng điều khiển IoT

PLO8: Triển khai hệ thống IoT Platform và phát triển ứng dụng IoT.
PI8.1 Triển khai và vận hành được hệ thống IoT Platform.
PI8.2. Phát triển được ứng dụng IoT

9

Sản phẩm Công nghệ phần mềm

PLO9: Phát triển được sản phẩm công nghệ phần mềm
PI9.1: Phát triển được sản phẩm phần mềm trên nền tảng web
PI9.2: Phát triển được sản phẩm phần mềm trên thiết bị di động
PI9.3: Phát triển sản phẩm phần mềm tích hợp công nghệ AI

10

Đánh giá các giải pháp KTMT

PLO10: Đánh giá được các giải pháp ứng dụng công nghệ kỹ thuật máy tính trong ngữ cảnh toàn cầu, kinh tế, môi trường và xã hội
PI10.1: Đề xuất và triển khai được giải pháp ứng dụng công nghệ kỹ thuật máy tính mới
PI10.2: Đánh giá được các giải pháp ứng dụng công nghệ kỹ thuật máy tính mới

*Ghi chú: Điểm mức độ yêu cầu theo thang năng lực: Bloom - Kiến thức (1-6); Dave - Kỹ năng (1-5); Krathwohl - Đạo đức và trách nhiệm (1-5).

3.3 Quá trình đào tạo

CTĐT Ngành KTMT được thiết kế theo hệ thống tín chỉ, gồm 153 tín chỉ (không kể 11 tín chỉ của học phần thể chất và GDQPAN). Quá trình đào tạo tuân thủ theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo (cụ thể là Quyết định 17/VBHN-BGDĐT). CTĐT được thiết kế với thời gian đào tạo là 4 năm. Mỗi năm học có hai học kỳ chính (bắt đầu từ giữa tháng 8 đến cuối tháng 6). Theo lộ trình được thiết kế, sinh viên được học đan xen các học phần thuộc khối kiến thức đại cương (gồm 26 tín chỉ); các học phần thuộc khối kiến thức khối ngành và cơ sở ngành (gồm 45 tín chỉ), được bố trí học trước ở năm 1 và năm 2, có số ít học phần được bố trí ở năm 3. Kiến thức chuyên ngành KTMT (gồm 62 tín chỉ) được bố trí ở năm 3, có số ít học phần được bố trí năm 4. Nghiệp vụ chuyên môn (NVCM) định hướng nghiên cứu tự chọn (gồm 6 tín chỉ, Lập trình mã nguồn mở ứng dụng IoT và Lập trình di động ứng dụng IoT). Thực tập nghề nghiệp (gồm 4 tín chỉ). Thực tập tốt nghiệp (gồm 5 tín chỉ) và Đồ án tốt nghiệp (gồm 5 tín chỉ).

 

 

NĂM HỌC

NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KỸ THUẬT MÁY TÍNH

Năm 1

Giáo dục đại cương

Lý luận chính trị

Kỹ năng phương pháp học Đại học

Ngoại ngữ

Kiến thức cơ sở khối ngành

Kiến thức cơ sở ngành

Năng lực đầu ra:

Các môn học đại cương: giúp SV có các kỹ năng của thế kỷ 21 (kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp thuyết trình trong môi trường làm việc đa văn hóa, kỹ năng truyền thông) và các kỹ năng nghề nghiệp đặc thù. Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để phục vụ cho doanh nghiệp và phụng sự xã hội, có tinh thần sẻ chia, có năng lực thích ứng trong môi trường đa văn hóa, năng lực tự học và học tập suốt đời.

Các môn cơ sở khối ngành và cơ sở ngành: mang đến khả năng vận dụng các kiến thức cơ sở về công nghệ thông tin, kỹ thuật điện tử.

Hội thảo Ứng dụng Vi điều khiển trong thiết bị điện tử dân dụng

Hoạt động kiến tập : Tham quan và giao lưu tại công ty FPT-Software Đà Nẵng, trao đổi về định hướng nghề nghiệp, cơ hội việc làm....

Năm 2

Quản lý dự án & Khởi nghiệp & Nghiên cứu khoa học

Năng lực đầu ra:

SV có khả năng tham gia các dự án khởi nghiệp và nghiên cứu khoa học.

Kiến thức cơ sở khối ngành

Kiến thức cơ sở ngành

Module Thiết kế hệ thống nhúng

Đồ án :

+ Dự án về Enviroment Monitoring: Thiết kế được Hệ thống nhúng theo dõi các thông số môi trường (sông ngoài, rừng, không khí, …) để đưa ra các cảnh báo phù hợp (sử dụng được các cảm biến đo chỉ số nhiệt độ, độ ẩm, bụi mịn, lượng mưa, …).

+ Dự án về SmartHome: Thiết kế được Hệ thống nhúng điều khiển thiết bị điện, hệ thống chiếu sáng, hệ thống an ninh và an toàn trong tòa nhà (sử dụng được các cảm biến đo chỉ số nhiệt độ, độ ẩm, bụi mịn, lượng mưa, …).

+ Dự án về SmartCity: Thiết kế được Hệ thống nhúng giám sát và điều khiển hệ thống công cộng (đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu giao thông, cảnh báo lưu lượng xe, trạm sạc và bãi đỗ xe công cộng, …).

+ Dự án về SmartAgriculture: Thiết kế được Hệ thống nhúng giám sát và điều khiển trong nông nghiệp (hệ thống tưới tiêu, theo dõi môi trường cây trồng/vật nuôi, hệ thống giám sát thu hoạch và vận chuyển, …)

Năng lực đầu ra: SV có khả năng thực hiện công việc sau:

- Thiết kế được hệ thống nhúng sử dụng trong các lĩnh vực: Nhà thông minh (Smart Home), Thành phố thông minh (Smart City), Nông nghiệp thông minh (Smart Agriculture),...

Hội thảo trí tuệ nhân tạo trong sản suất thông minh

Thi giao lưu quốc tế GPBL (Global Project Base Learning):
 Sinh viên sẽ lập team với các sinh viên quốc tế ( Đến từ Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia…) để tham gia thiết kế mạch ESP32, lập trình ứng dụng Android kết nối server và các sensor.

Năm 3

Ngoại ngữ

Năng lực đầu ra: SV đạt chuẩn năng lực Ngoại ngữ theo quy định của Nhà trường.

Kiến thức cơ sở ngành

Module Phát triển hệ thống nhúng và ứng dụng IoT

Module Công nghệ phần mềm

Đồ án:

Dự án về Enviroment Monitoring: Phát triển hệ thống nhúng và ứng dụng IoT theo dõi các thông số môi trường (sông ngoài, rừng, không khí, …) để đưa ra các cảnh báo phù hợp (sử dụng được các cảm biến đo chỉ số nhiệt độ, độ ẩm, bụi mịn, lượng mưa, …).

Dự án về SmartHome: Phát triển hệ thống nhúng và ứng dụng IoT điều khiển thiết bị điện, hệ thống chiếu sáng, hệ thống an ninh và an toàn trong tòa nhà nhằm (sử dụng được các cảm biến đo chỉ số nhiệt độ, độ ẩm, bụi mịn, lượng mưa,…).

Dự án về SmartCity: Phát triển hệ thống nhúng và ứng dụng IoT giám sát và điều khiển hệ thống công cộng (đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu giao thông, cảnh báo lưu lượng xe, trạm sạc và bãi đỗ xe công cộng, …).

Dự án về SmartAgriculture: Phát triển hệ thống nhúng và ứng dụng IoT giám sát và điều khiển trong nông nghiệp (hệ thống tưới tiêu, theo dõi môi trường cây trồng/vật nuôi, hệ thống giám sát thu hoạch và vận chuyển, …)

Năng lực đầu ra: SV có khả năng thực hiện các công việc sau:

- Phát triển được hệ thống nhúng và ứng dụng IoT dùng trong các lĩnh vực: Nhà thông minh (Smart Home), Thành phố thông minh (Smart City), Nông nghiệp thông minh (Smart Agriculture),...

Thi Nghiên cứu khoa học cấp trường, và tp. Đà Nẵng

Cuộc thi chuyên môn nghề nghiệp: Xây dựng phần mềm thông minh

Năm 4 

Module Công nghệ phần mềm

Đồ án :

Dự án về Enviroment Monitoring: Phát triển phần mềm (Web) theo dõi các thông số môi trường (sông ngoài, rừng, không khí, …) để đưa ra các cảnh báo phù hợp (sử dụng được các cảm biến đo chỉ số nhiệt độ, độ ẩm, bụi mịn, lượng mưa, …). Có ứng dụng GIS (hệ thống thông tin địa lý)

Dự án về SmartCity: Phát triển phần mềm (Web) giám sát và điều khiển hệ thống công cộng (đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu giao thông, cảnh báo lưu lượng xe, trạm sạc và bãi đỗ xe công cộng, …). Có ứng dụng GIS (hệ thống thông tin địa lý)

Dự án về SmartHome: Phát triển phần mềm (Web)  điều khiển thiết bị điện, hệ thống chiếu sáng, hệ thống an ninh và an toàn trong tòa nhà nhằm (sử dụng được các cảm biến đo chỉ số nhiệt độ, độ ẩm, bụi mịn, lượng mưa, …).

Dự án về SmartAgriculture: Phát triển phần mềm (Web) giám sát và điều khiển trong nông nghiệp (hệ thống tưới tiêu, theo dõi môi trường cây trồng/vật nuôi, hệ thống giám sát thu hoạch và vận chuyển, …)

Dự án về SmartHealth: Phát triển phần mềm (Web) giám sát để hỗ trợ các dịch vụ y tế (hệ thống thời gian thực theo dõi chỉ số sức khỏe, hệ thống thời gian thực theo dõi tọa độ và xu hướng vận động nguy hiểm của bệnh nhân, …).

Năng lực đầu ra: SV có khả năng thực hiện các công việc sau:

- Phát triển được phần mềm trên nền tảng Web và Mobile App để theo dõi, điều khiển các hệ thống nhúng và ứng dụng IoT thuộc các lĩnh vực : Nhà thông minh (Smart Home), Thành phố thông minh (Smart City), Nông nghiệp thông minh (Smart Agriculture),...

Hội thảo:

Ứng dụng IoT trong SmartHome và SmartFactory

Cuộc thi nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp

Thực tập:

Thực tập nghề nghiệp và thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp trong và ngoài nước (Việt Nam, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc )

Đồ án tốt nghiệp

Năng lực đầu ra: SV có khả năng thực hiện các công việc sau:

- Kỹ sư phân tích, thiết kế, phát triển các hệ thống nhúng và hệ thống IoT.
- Chuyên viên nghiên cứu công nghệ tại các viện nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở giáo dục

4. Cơ hội nghề nghiệp

Sinh viên có khả năng trở thành các chuyên gia về:

- Thiết kế và phát triển hệ thống nhúng 

- Triển khai và vận hành hệ thống IoT (Smart City, Smart Home, Smart Agriculture,...) 

- Phát triển các ứng dụng IoT trên nền tảng Web và Mobile App 

- Phát triển các sản phẩm phần mềm tích hợp IoT và trí tuệ nhân tạo 

5.Phương thức tuyển sinh

 PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH: Thí sinh chọn 1 hoặc cả 3 phương thức để xét tuyển (XT) - MÃ TRƯỜNG: DAD

1. XÉT KẾT QUẢ HỌC TẬP THPT (HỌC BẠ)

1.1. Xét điểm trung bình 3 năm

Điểm XT = TBC lớp 10 + TBC lớp 11 + HK1 lớp 12 + Điểm ƯT ≥ 18.0

 

1.2. Xét điểm trung bình 3 học kỳ

Điểm XT = HK 1 lớp 11 + HK 2 lớp 11 + HK 1 lớp 12 + Điểm ƯT ≥ 18.0

1.3. Xét điểm trung bình 3 môn học lớp 12

Điểm XT = ĐTB môn 1 + ĐTB môn 2 + ĐTB môn 3 + Điểm ƯT ≥ 18.0

1.4. Xét điểm trung bình năm lớp 12

Điểm XT = Điểm TBC lớp 12 + Điểm ƯT ≥ 6.0

 

2. XÉT KẾT QUẢ KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT

2.1. Xét điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT

Điểm XT = Tổng điểm thi 3 môn/tổ hợp + Điểm ƯT

Điểm xét trúng tuyển vào các ngành của Trường sẽ được công bố sau khi có kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT

2.2. Xét điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT và điểm thi năng khiếu

Điểm XT = Tổng điểm môn/tổ hợp + Điểm thi NK + Điểm ƯT

  • Trường tổ chức thi năng khiếu các môn trong tổ hợp đăng ký xét tuyển: hát/múa; kể chuyện/ đọc diễn cảm. Đợt 1: 04- - 09/7; Đợt 2: 18 - 23/7.
  • Hoặc thí sinh có thể sử dụng kết quả môn thi năng khiếu tại các trường ĐH có tổ chức thi.

3. TUYỂN THẲNG VÀ ƯU TIÊN XÉT TUYỂN: theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT vào tất cả các ngành đào tạo của Trường