NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN– CHƯƠNG TRÌNH SONG NGỮ

TUYỂN SINH CHƯƠNG TRÌNH SONG NGỮ

Chương trình đào tạo chuẩn quốc tế là chương trình chất lượng cao, môi trường đào tạo chuyên nghiệp hiện đại, các học phần chuyên ngành được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh nhằm đào tạo các Cử nhân, Kỹ sư có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, thoả mãn các yêu cầu tuyển dụng khắt khe của các tập đoàn đa quốc gia.

PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH

Theo phương thức tuyển sinh Đại học chính quy năm 2023 của Trường Đại học Đông Á

BẰNG CẤP

Bằng Đại học chính quy

ƯU ĐIỂM CỦA CHƯƠNG TRÌNH

- Được thiết kế theo chuẩn quốc tế;

- Đội ngũ giảng viên trong và ngoài nước có chuyên môn sâu, nhiều kinh nghiệm thực tiễn và phương pháp giảng dạy tích cực;

- Qui mô lớp học nhỏ (25-30 sinh viên/lớp), phòng học, phòng thực hành, mô phỏng được đầu tư hiện đại;

- Sinh viên có nhiều cơ hội học tập, giao lưu, chuyển tiếp với các trường đại học quốc tế danh tiếng tại Anh, Mỹ, Nhật, Úc, Đài Loan, Singapore…

- Sinh viên học các chương trình chuẩn quốc tế được ưu tiên thực tập có lương và làm việc chính thức sau khi tốt nghiệp tại các tập đoàn nước ngoài như 7-Eleven, tập đoàn Daiso, tập đoàn Panasonic, công ty Global Design IT ở Nhật Bản và tập đoàn Empire ở Singapore.

- Có chương trình bổ trợ tiếng Anh cho sinh viên tham gia chương trình.

   

1. Lý do bạn nên học Công nghệ thông tin - Chương trình song ngữ tại Đại học Đông Á:

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO CHUẨN QUỐC TẾChương trình được thiết kế theo chuẩn quốc tế, đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh 6.5 IELTS (hoặc tương đương). Sinh viên được ưu tiên thực tập, trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp nước ngoài hoặc các doanh nghiệp trong nước có quy mô lớn. 
ỨNG DỤNG VÀ THỰC HÀNH THỰC NGHIỆPCác module nghề nghiệp được xây dựng dựa trên các yêu cầu giải quyết công việc tại DN. Mỗi module SV thực hiện đánh giá thông qua một dự án thực tế. SV học và làm thông qua 2 kì làm việc tại DN. Đa số các module nghề nghiệp ngành KTMT đều được hợp tác với các kỹ sư bậc cao, các chuyên gia từ các doanh nghiệp KTMT đảm nhận việc giảng dạy và thực hành trên các dự án cụ thể.
CƠ HỘI TUYỂN DỤNGCó nhiều cơ hội tham gia ứng tuyển thực tập có lương, tuyển dụng làm việc tại các doanh nghiệp CNTT, doanh nghiệp sản xuất phần mềm, các viện nghiên cứu về CNTT, Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo trong và ngoài nước như FPT Software, CMC Global, Sun Asterisk, Axon Active, VNPT, Viettel...
CƠ HỘI HỌC NÂNG CAO TẠI CÁC NƯỚC TIÊN TIẾNChương trình cập nhập thường xuyên theo các chương trình tham khảo của các nước tiên tiến và thông qua các ký kết hợp tác về xây dựng chương trình đào tạo, đào tạo theo hình thức liên kết 1+3, 2+2 của Đại học Đông Á với các trường trên thế giới.
CƠ HỘI VIỆC LÀMSV đạt chuẩn năng lực đầu ra về chuyên môn nghề nghiệp và đạt chuẩn về tiếng Anh có cơ hội cao làm việc tại các DN, dự án theo các thị trường tiếng Anh. SV đạt năng lực N3, N4 tiếng Nhật có cơ hội cao được làm việc tại các DN Nhật tại Nhật hoặc tại Việt Nam. Ngoài ra, SV có thể được tuyển dụng làm việc tại các DN Việt Nam thông qua trung tâm giới thiệu việc làm của Nhà trường tại TP HCM hay tại ĐN-Miền Trung.

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

  • Người tốt nghiệp có năng lực nghề nghiệp chuyên nghiệp trong lĩnh vực phát triển sản phẩm công nghệ thông tin
  • Người tốt nghiệp sẽ trở thành trưởng dự án công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp trong nước hoặc nước ngoài
  • Người tốt nghiệp có khả năng nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới để giải quyết các vấn đề thực tiễn của xã hội và đổi mới sáng tạo
  • Người tốt nghiệp có khả năng học tập suốt đời, có trách nhiệm và phụng sự xã hội

* Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo:

STT

Năng lực (nhóm năng lực)

Mô tả PLOs

Phân loại CĐR (x)

Lĩnh vực học tập 

Mức độ nhận thức 

CMNN

Chung

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

1

 

 

 

 

 

Phát triển sản phẩm công nghệ thông tin

PLO1: Thể hiện (Demonstrate) khả năng thiết kế và đánh giá độ phức tạp của thuật toán

X

 

Nhận thức

(Cognitive)

6

PLO2: Phân tích (Analyzes), thiết kế (Designs) và phát triển (Develops) các sản phẩm công nghệ thông tin

X

 

Nhận thức

(Cognitive)

6

2

Quản lý dự án công nghệ thông tin

PLO3: Lập kế hoạch (Plan) quản lý dự án công nghệ thông tin

X

 

Nhận thức

(Cognitive)

6

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Có năng lực học tập suốt đời để thích ứng hội nhập và có tinh thần tiên phong đổi mới

PLO4: Có khả năng tự học, tự nghiên cứu để mở rộng và nâng cao kiến thức và học tập suốt đời

 

X

Nhận thức

(Cognitive)

5

PLO5: Phát triển (Develops) sản phẩm CNTT trên nền tảng công nghệ mới

X

 

Nhận thức

(Cognitive)

6

PLO6: Sử dụng ngoại ngữ (uses) trong giao tiếp và trong công việc, đạt năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

 

X

Kỹ năng

(Psychomotor)

6

(Adaptation)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sống có lý tưởng và có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng

PLO7: Tuân thủ (Performs) văn hóa tổ chức và đạo đức nghề nghiệp

 

X

Thái độ

(Affective)

5

PLO8: Áp dụng (Apply) một cách có hệ thống các kiến thức về chính trị, pháp luật và khoa học xã hội để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn học tập, nghiên cứu trong lĩnh vực nghề nghiệp và đóng góp vào sự phát triển bền vững của cộng đồng xã hội

 

X

Nhận thức

(Cognitive)

3

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hợp tác và giải quyết vấn đề

PL9: Thể hiện (Demonstrate) khả năng  tư duy liên ngành và xuyên ngành trong việc giải quyết các vấn đề CNTT

X

 

Nhận thức

(Cognitive)

3

PLO10: Thể hiện (Displays) khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm

 

X

Kỹ năng

(Psychomotor)

5

PLO11: Thể hiện (Displays) khả năng giao tiếp trong môi trường đa văn hoá và khả năng truyền đạt tri thức dựa trên nghiên cứu, thảo luận các vấn đề chuyên môn và khoa học với người cùng ngành và với những người khác

 

X

Kỹ năng

(Psychomotor)

5

(Complex Overt Response )

PLO12: Thể hiện (Demonstrate) tư duy và tinh thần khởi nghiệp

 

X

Nhận thức

(Cognitive)

3

*Ghi chú: Điểm mức độ yêu cầu theo thang năng lực: Bloom - Kiến thức (1-6); Dave - Kỹ năng (1-5); Krathwohl - Đạo đức và trách nhiệm (1-5).

3.3 Quá trình đào tạo

CTĐT Ngành CNTT được thiết kế theo hệ thống tín chỉ, gồm 152 tín chỉ (không kể 11 tín chỉ của học phần thể chất và GDQPAN). Quá trình đào tạo tuân thủ theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo (cụ thể là Quyết định 17/VBHN-BGDĐT). CTĐT được thiết kế với thời gian đào tạo là 4,5 năm. Mỗi năm học có hai học kỳ chính (bắt đầu từ giữa tháng 8 đến cuối tháng 6). Theo lộ trình được thiết kế, sinh viên được học đan xen các học phần thuộc khối kiến thức đại cương (gồm 24 tín chỉ); các học phần thuộc khối kiến thức khối ngành và cơ sở ngành (gồm 30 tín chỉ), kiến thức chung ngành CNTT (gồm 39 tín chỉ) được bố trí học trước ở năm 1 và năm 2, có số ít học phần được bố trí ở năm 3. Nghiệp vụ chuyên môn (NVCM) tự chọn (gồm 21 tín chỉ). Kiến thức chuyên ngành chuyên sâu (gồm 15 tín chỉ) được bố trí ở năm 3, có số ít học phần được bố trí năm 4. NVCM định hướng nghiên cứu tự chọn (gồm 9 tín chỉ, chọn một trong ba: hoặc xây dựng sản phẩm tích hợp trí tuệ nhân tạo; hoặc xây dựng sản phẩm tích hợp công nghệ chuỗi khối; hoặc xây dựng sản phẩm tích hợp công nghệ Internet vạn vật) được bố trí ở học kỳ 7 và học kỳ 8. Thực tập nghề nghiệp (gồm 4 tín chỉ) được bố trí ở kỳ 8. Thực tập tốt nghiệp và Đồ án tốt nghiệp (gồm 10 tín chỉ) được bố trí ở học kỳ 9

 

CƠ HỘI VIỆC LÀM

Sinh viên ngành CNTT được học kiến thức thức chung ngành CNTT và sau đó được học kiến thức chuyên ngành chuyên sâu Công nghệ phần mềm

Sinh viên tốt nghiệp được nhận bằng kỹ sư, có đủ năng lực đảm nhận làm việc tại các vị trí sau:

  • Chuyên viên CNTT ở các tổ chức, DN trong nước và các DN có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Chuyên viên thiết kế và phát triển các ứng dụng web và mobile ở các tổ chức, DN trong nước và các DN có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Chuyên viên thiết kế và phát triển các ứng dụng blockchain, hoặc Internet vạn vật, hoặc Trí tuệ nhân tạo ở các tổ chức, DN CNTT trong nước và các DN CNTT có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Chuyên viên kiểm thử phần mềm ở các tổ chức, DN CNTT trong nước và các DN CNTT có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Chuyên viên quản trị dự án công nghệ phần mềm ở các tổ chức, DN CNTT trong nước và các DN CNTT có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Giảng viên tại các cơ sở đào tạo về CNTT bậc trung cấp, cao đẳng và đại học;
  • Sau khi tốt nghiệp và làm việc tại DN, người học có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn là thạc sĩ, tiến sĩ trong nước hoặc nước ngoài, nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, phát triển bản thân.

5.Phương thức tuyển sinh

 PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH: Thí sinh chọn 1 hoặc cả 3 phương thức để xét tuyển (XT) - MÃ TRƯỜNG: DAD

1. XÉT KẾT QUẢ HỌC TẬP THPT (HỌC BẠ)

1.1. Xét điểm trung bình 3 năm

Điểm XT = TBC lớp 10 + TBC lớp 11 + HK1 lớp 12 + Điểm ƯT ≥ 18.0

 

1.2. Xét điểm trung bình 3 học kỳ

Điểm XT = HK 1 lớp 11 + HK 2 lớp 11 + HK 1 lớp 12 + Điểm ƯT ≥ 18.0

1.3. Xét điểm trung bình 3 môn học lớp 12

Điểm XT = ĐTB môn 1 + ĐTB môn 2 + ĐTB môn 3 + Điểm ƯT ≥ 18.0

1.4. Xét điểm trung bình năm lớp 12

Điểm XT = Điểm TBC lớp 12 + Điểm ƯT ≥ 6.0

 

2. XÉT KẾT QUẢ KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT

2.1. Xét điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT

Điểm XT = Tổng điểm thi 3 môn/tổ hợp + Điểm ƯT

Điểm xét trúng tuyển vào các ngành của Trường sẽ được công bố sau khi có kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT

2.2. Xét điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT và điểm thi năng khiếu

Điểm XT = Tổng điểm môn/tổ hợp + Điểm thi NK + Điểm ƯT

  • Trường tổ chức thi năng khiếu các môn trong tổ hợp đăng ký xét tuyển: hát/múa; kể chuyện/ đọc diễn cảm. Đợt 1: 04- - 09/7; Đợt 2: 18 - 23/7.
  • Hoặc thí sinh có thể sử dụng kết quả môn thi năng khiếu tại các trường ĐH có tổ chức thi.

3. TUYỂN THẲNG VÀ ƯU TIÊN XÉT TUYỂN: theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT vào tất cả các ngành đào tạo của Trường