NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 2018
MÃ NGÀNH: 7480201
1. GIỚI THIỆU NGÀNH
Công nghệ thông tin là gì?
Công nghệ thông tin (IT – Information Technology) là một lĩnh vực rộng lớn bao gồm việc sử dụng các hệ thống máy tính, phần mềm và mạng để thu thập, lưu trữ, xử lý và truyền tải thông tin. Hiện nay, ngành công nghệ thông tin là một trong những ngành đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của xã hội, xuất hiện hầu hết các khía cạnh của cuộc sống hiện nay từ kinh doanh, giáo dục, y tế cho đến giải trí…
Các xu hướng CNTT nổi bật hiện nay:
- AI và Machine Learning (AI): AI và học máy tiếp tục phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như y tế, tài chính, thương mại điện tử và dịch vụ khách hàng. Chatbots và trợ lý ảo trở nên phổ biến hơn, cải thiện tương tác người dùng và tự động hóa các tác vụ đơn giản.
- Internet Of Things (IoT): Các thiết bị kết nối Internet ngày càng gia tăng, từ nhà thông minh đến các thiết bị y tế, làm tăng cường khả năng thu thập và phân tích dữ liệu. Các nền tảng IoT cũng phát triển để quản lý và bảo mật mạng lưới các thiết bị kết nối này.
- Blockchain: Công nghệ blockchain vượt ra ngoài lĩnh vực tiền điện tử và được ứng dụng trong các ngành công nghiệp khác như chuỗi cung ứng, tài chính và quản lý tài sản kỹ thuật số. Nhiều dự án và công ty thử nghiệm blockchain để cải thiện tính minh bạch và bảo mật.
- Điện toán đám mây (Cloud computing): Nhu cầu sử dụng dịch vụ đám mây tăng cao, với các doanh nghiệp chuyển đổi hạ tầng CNTT của họ lên các nền tảng đám mây để tiết kiệm chi phí và tăng tính linh hoạt. Các dịch vụ đám mây lai (hybrid cloud) và đa đám mây (multi-cloud) cũng trở nên phổ biến.
- An ninh mạng (Cybersecurity): Với sự gia tăng của các cuộc tấn công mạng, bảo mật thông tin trở thành ưu tiên hàng đầu. Các công nghệ bảo mật tiên tiến như mã hóa, xác thực đa yếu tố và AI trong an ninh mạng được triển khai để bảo vệ dữ liệu và hệ thống.
2. CÁC CHUYÊN MÔN TRONG NGÀNH
- Công nghệ phần mềm:
+ Phân tích và thiết kế phần mềm;
+ Phát triển và kiểm thử phần mềm;
+ Triển khai, vận hành và bảo dưỡng phần mềm.
- An ninh mạng:
+ Bảo mật mạng
+ Điện toán đám mây (Cloud Computing);
+ Quản trị hệ thống
- Thiết kế đồ họa:
+ Thiết kế nhận diện thương hiệu;
+ Thiết kế đồ họa kỹ thuật số;
+ Diễn họa kiến trúc nội – ngoại thất;
+ Kỹ thuật làm phim.
- Phát triển phần mềm tích hợp công nghệ mới:
+ Phần mềm tích hợp Trí tuệ nhân tạo (AI);
+ Phần mềm tích hợp Internet vạn vật (IoT);
+ Phần mềm tích hợp Chuỗi khối (Blockchain).
3. CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
Sinh viên ngành Công nghệ thông tin tốt nghiệp đảm nhận làm việc tại các vị trí sau:
- Chuyên viên CNTT ở các tổ chức, DN trong nước và nước ngoài;
- Chuyên viên thiết kế và phát triển sản phẩm công nghệ thông tin ở các tổ chức, DN trong nước và nước ngoài;
- Chuyên viên quản trị dự án công nghệ thông tin ở các tổ chức, DN CNTT trong nước và nước ngoài;
- Chuyên viên thiết kế và phát triển các ứng dụng công nghệ mới như Blockchain, Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, … ở các tổ chức, DN CNTT trong nước và nước ngoài;
- Có thể đảm nhận các vị trí công việc chuyên sâu: Hoặc là chuyên viên công nghệ phần mềm, hoặc là chuyên viên mạng máy tính và an toàn thông tin, hoặc chuyên viên thiết kế đồ hoạ ở các tổ chức, DN CNTT trong nước và nước ngoài;
- Giảng viên tại các cơ sở đào tạo về CNTT bậc trung cấp, cao đẳng và đại học;
Sau khi tốt nghiệp và làm việc tại DN, người học có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn là thạc sỹ, tiến sĩ trong nước hoặc nước ngoài, nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, phát triển bản thân.
LÝ DO BẠN NÊN HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI ĐẠI HỌC ĐÔNG Á
-
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIÊN TIẾNChương trình được xây dựng dựa trên hợp tác của trường Đại học Đông Á với các trường Đại học tại Nhật Bản và các doanh nghiệp CNTT trong và ngoài nước (Đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản). Theo định hướng ứng dụng và nghề nghiệp đảm bảo hội nhập tốt với khu vực thị trường lao động Nhật và các thị trường tiếng Anh.
-
ỨNG DỤNG VÀ THỰC HÀNH THỰC NGHIỆPCác module nghề nghiệp được xây dựng dựa trên các yêu cầu giải quyết công việc tại DN. Mỗi module SV thực hiện đánh giá thông qua một dự án thực tế. SV học và làm thông qua 2 kì làm việc tại DN. Đa số các module nghề nghiệp ngành CNTT đều được hợp tác với các kỹ sư bậc cao, các chuyên gia từ các doanh nghiệp CNTT đảm nhận việc giảng dạy và thực hành trên các dự án cụ thể.
-
CƠ HỘI TUYỂN DỤNGSV có cơ hội được tuyển dụng vào các doanh nghiệp CNTT mà nhà trường đã có sự hợp tác tốt: Các doanh nghiệp Nhật Bản, các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam và các doanh nghiệp CNTT tại Việt Nam và tại Đà Nẵng như: Fsoft, Axon Active, Sun*, Orient, Sekisho Việt Nam, Global Design IT, NexLe….
-
CƠ HỘI HỌC NÂNG CAO TẠI CÁC NƯỚC TIÊN TIẾNChương trình cập nhập thường xuyên theo các chương trình tham khảo của các nước tiên tiến và thông qua các ký kết hợp tác về xây dựng chương trình đào tạo, đào tạo theo hình thức liên kết 1+3, 2+2 của Đại học Đông Á với các trường trên thế giới.
-
CƠ HỘI VIỆC LÀMSV đạt chuẩn năng lực đầu ra về chuyên môn nghề nghiệp và đạt chuẩn về tiếng Anh có cơ hội cao làm việc tại các DN, dự án theo các thị trường tiếng Anh. SV đạt năng lực N3, N4 tiếng Nhật có cơ hội cao được làm việc tại các DN Nhật tại Nhật hoặc tại Việt Nam. Ngoài ra, SV có thể được tuyển dụng làm việc tại các DN Việt Nam thông qua trung tâm giới thiệu việc làm của Nhà trường tại TP HCM hay tại ĐN-Miền Trung.